Được coi là bộ Vệ Đà thứ 5 trong hệ thống kinh điển Ấn Độ giáo – hệ thống tôn giáo phức tạp và lớn thứ 3 trên thế giới, với cộng đồng khoảng hơn 1,2 tỷ người – Mahabharata truyền tải những chân lý của 4 pho Vệ Đà dưới dạng câu chuyện hấp dẫn. Bộ sử thi này giữ một vị trí quan trọng và còn gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cả văn hoá nghệ thuật và đời sống ngày nay.
Bhagavad Gita luôn được đọc và nghiền ngẫm bởi các nhà tư tưởng và những người tu luyện, bởi tính minh triết và thâm sâu được hun đúc qua nhiều thế kỷ ở Ấn Độ – quốc gia của các bậc chứng ngộ. Còn các nhà nghiên cứu luôn xem xét Bhagavad Gita như một văn bản quan trọng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt mà sự xuất hiện của những thuyết giảng ấy được đặt trong bộ sử thi MahaBharata cho thấy một quá trình chuyển biến của xu hướng tư tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Còn đối với người hoạt động tri thức, Bhagavad Gita có một ý nghĩa đặc biệt, bởi qua đó, người có tri thức tự soi chiếu được các giới hạn của bản thân.
Với dung lượng hơn 90.000 shloka (câu thơ đôi), Mahabharata có độ dài gấp 10 lần trường ca Iliad và Odyssey của phương Tây, và đòi hỏi người đọc phải có hiểu biết nhất định về lịch sử, địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá để có thể đọc hiểu tác phẩm vĩ đại này. Ngày nay, nếu không đầu tư thời gian nghiên cứu thì để hiểu trọn vẹn Mahabharata là một việc tương đối khó khăn, ngay cả với một người người Ấn Độ.
Bên dưới là tóm tắt 5 điều tâm đắc trong Trí Tôn Ca mà một số bạn đọc tại THDP chia sẽ