Một vị Phật có thể làm tất cả mọi điều cho thế gian, tuy nhiên có 4 điều này thì không vị Phật nào có thể làm được. Hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn về 4 điều này, gần đây mình cũng hay nhắc đến một hay vài điều ở trong đó để giải thích cho các bạn về Phật pháp và các quy luật của vũ trụ.
Mình chia sẻ bởi vì trong những nội dung mà kinh sách viết lại, có nội dung này và một vài nội dung khác mình thấy có năng lượng của Phật trong đó. Sau khi nghiên cứu tâm linh một thời gian mình phát hiện ra mình có khả năng tâm linh là do các vị thầy trong vũ trụ hỗ trợ cho mình để mình có thể học hỏi được nhiều thứ chia sẻ lại cho chúng sanh. Mình thấy được năng lượng của tất cả mọi thứ trên đời, cả về cường độ lẫn bản chất của nó. Nên mình có đi nghiên cứu sâu, đọc xem kiến thức từ các nguồn, kiểm tra xem thử và phân loại cho các bạn trong những bài viết về năng lượng của mình. Thì mình cũng phát hiện ra chữ viết và nội dung trong sách, lượng kiến thức trong đó nó cũng mang năng lượng của người truyền tải, tùy vào mức độ giác ngộ và cấp độ tâm linh của họ. Như những nội dung của một vị Phật dạy sẽ có năng lượng của Phật trong trang giấy đó, trong dòng chữ đó, nội dung của một vị Thánh sẽ có năng lượng của Thánh, của thần có năng lượng của thần. Nhất là những loại thần chú, mật chú. Rất nhiều loại thần chú mình thấy người ta trì tụng cả trăm năm, họ nói đó là thần chú của vị Phật này, vị Bồ Tát kia nhưng mình thấy bản chất năng lượng của nó là năng lượng đen, do nó làm sai lại quy luật vũ trụ và quy luật học tập tự nhiên của linh hồn. Ví dụ như có một chuyện này chắc các bạn hay đi du lịch nước ngoài hay truyền tai nhau. Là đến một khách sạn nào đó, tự nhiên thấy trong hộc tủ đầu giường của phòng khách sạn đó, hay trên nóc tủ, trong hộc bàn mà có một quyển kinh Thánh đang lật ra một trang nào đó, thì đừng nên đóng lại, nếu đóng lại thì ngay đêm đó sẽ gặp các hiện tượng tâm linh quấy phá như thấy vong hồn, bị bóng đè,… Thì trang mà người ta đang lật ra đó chắc chắn năng lượng của nó là năng lượng trừ tà màu đỏ của một vị Thánh nào đó tương tự như năng lượng trừ tà của chú Lăng Nghiêm bên Phật giáo, còn các trang khác thì không có hoặc mang năng lượng có tính chất khác.
Mình giải thích sơ như vậy, để các bạn hiểu vì sao trong kinh người ta viết Phật dạy rất nhiều thứ nhưng mình lại chọn chia sẻ nội dung này. Và nội dung này nó đôi khi cũng trái ngược với quan điểm tu tập của nhiều tông phái và trái ngược với nhiều lời dạy trong kinh sách khác. Vì có những nội dung do các vị Tổ họ hiểu theo cách hiểu và cách ngộ của họ, nhưng họ nói đó là lời của Phật và truyền tải lại trong kinh sách, người ta cũng hay tranh cãi nhưng không cách nào phân biệt nhưng mình thì biết được lời nào của Phật dạy còn lời nào không phải qua năng lượng bên trong của nó. Các vị thầy tâm linh cho mình khả năng đó để có thể nhìn được rõ mà chia sẻ lại cho mọi người.
Bốn điều Đức Phật không thể làm
Điều 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
Điều 2: Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu học.
Điều 3: Diệu pháp không thể diễn tả được, bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
Điều 4: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ thì khó mà thấm nước. Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.
Đó là 4 điều Đức Phật giảng là ngài không thể làm được, dưới đây mình sẽ phân tích vì sao lại như vậy cho các bạn hiểu thêm.
Điều 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
Điều này ngài nói về nhân quả, cái mà con người bây giờ cứ muốn can thiệp, thần – thánh – tiên cũng muốn can thiệp trong cách họ độ chúng, trong các pháp họ truyền lại cho thế gian. Và họ làm sai ý Phật cũng như quy luật nhân quả, quy luật học tập của linh hồn.
Nhân quả là nói theo Phật học, mình không gọi đó là nhân quả, mình gọi đó là các bài học mà mỗi linh hồn phải trãi qua để thay đổi tâm thức, sự ngộ, để tiến hóa từ linh hồn bậc thấp lên linh hồn bậc cao để rồi sau này thành các vị Phật trên vũ trụ. Mỗi linh hồn phải trãi qua đủ 6 nẻo luân hồi, từ Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sanh, Atula, Cõi người và cõi Trời. Để học qua các bài học sướng khổ, học hạnh từ bi, học để phát triển trí tuệ, qua hàng trăm ngàn kiếp, đến khi nào có được Đại Trí Huệ, Đại Từ Bi và Đại Thần Thông là sẽ thành một vị Phật, nó như các tín chỉ và học phần mà mỗi linh hồn phải trãi qua, khi đã đủ các bài học, các học phần cần học, thì không muốn thành Phật cũng phải thành Phật. Thành Phật không phải là để vào Niết Bàn, để an hưởng cái bình yên khoái lạc, để khỏi phải xuống thế gian chịu trôi lăn trong luân hồi sanh tử. Mà thành Phật là thành một vị giáo viên của vũ trụ, chịu trách nhiệm dạy các kiến thức cho chúng sanh học theo để đạt được sự giải thoát. Giải thoát khỏi sự luân hồi sinh tử ở đây không phải là về Niết bàn rồi nghỉ khỏi xuống trần gian chịu khổ. Mà là đạt được trạng thái tâm không bám chấp và dính mắc nữa. Chính sự bám chấp và dính mắc đó nó mới kéo theo sự luân hồi sinh tử hết kiếp này đến kiếp khác. Nó theo năng lượng và tầng số rung động, bám chấp của linh hồn, như linh hồn khoái dục lạc, ăn nhậu, thì nó cùng loại năng lượng với súc sanh, cũng chỉ có ăn và quan hệ tình dục di truyền nòi giống thì khi chết đi linh hồn sẽ kéo theo năng lượng đó mà về cõi nào đồng tầng số. Còn linh hồn nào dính mắc yêu đương, luyến tiếc, hứa hẹn, thì lại tiếp tục đầu thai làm người để đi theo cái hứa hẹn, yêu đương, luyến tiếc đó. Người nào tham lam, keo kiệt lúc nào cũng muốn vơ vét thêm nữa thì sẽ thành Ngạ quỷ khi chết đi. Ngạ quỷ là một loại chúng sanh trong lục đạo, đó là một loài hoàn toàn khác, với hình dáng khác. Có cổ thì nhỏ mà bụng thì to bự, nó do trạng thái tâm không biết đủ sinh ra, và phải trả giá bằng cái bụng to lúc nào cũng thấy đói, nhưng cổ thì nhỏ không ăn được, hoặc một loài ngạ quỷ khác là khi mở miệng ra thì phun ra lửa thức ăn trước mặt cháy đi hết. Cháy ở đây nghĩa là đốt đi năng lượng từ thức ăn mà nó không thể hưởng được nữa, chứ trong thế giới 3D của con người thì chúng ta vẫn thấy thức ăn còn nguyên. Nên người ta gọi là ma đói nhưng nó không phải là linh hồn của chúng sanh con người nữa, mà đã thác sanh vào loài Ngạ quỷ,… Còn Địa ngục thì dành cho ai có tâm ác, cần phải bị trừng phạt để thay đổi tâm đó, cõi Atula thì dành cho ai có tâm sân hận, hay đấu đá, đánh nhau nhưng trong đời cũng có chút phước, cõi tiên thì dành cho những linh hồn đang ở bài học thấp, phước còn nhiều đang trãi nghiệm các kiếp sống sung sướng để học. Không có ai từ cõi trời mà thành Phật, muốn thành Phật phải xuống thế gian học các bài học lớn, chịu cảnh khổ.
Thì mình giải thích về lục đạo và sự trôi lăn của linh hồn do bám chấp và dính mắc đó cho mọi người hiểu năng lượng của tâm thức mình thế nào mình sẽ trôi lăn theo cõi đó. Còn khi đã đạt trạng thái tâm Phật, thì không còn dính mắc nữa, không bị cuốn theo một thứ gì nữa. Các vị Phật vẫn xuống thế gian thường xuyên, có khi các vị là người, có khi các vị cũng vào các cõi khác, tùy theo kiếp đó các vị muốn ở đâu để độ cho chúng sanh, muốn truyền đạt nội dung gì, muốn độ cho loài nào, hay các vị làm những người lãnh đạo để làm chính trị dẫn dắt thế gian phát triển theo đúng đường lối mà các vị muốn, để xây dựng thế gian tốt đẹp hơn. Nhưng khi xong việc là các vị sẽ trở về cõi của Phật chứ không trôi lăn và dính mắc như các linh hồn cấp thấp mà tâm còn bám chấp đang trãi qua các bài học thế gian.
Cho nên việc can thiệp vào nhân quả, là đang can thiệp vào các bài học mà chúng sanh cần học. Mình thấy các vị thần thánh là hay can thiệp nhất, họ trừ ma quỷ, họ cho lộc làm ăn, họ xoay chuyển cuộc sống cho người thế gian, cử binh đi giúp người này, người kia, dùng thần thông, thần chú để độ chúng, là họ đều đang can thiệp vào nhân quả, vào bài học chúng sanh và làm sai ý Phật. Mình ví dụ thế này cho các bạn hiểu. Như một vị A La Hán đang cần các kiếp tu tập và học các bài học để trở thành Bồ Tát, là cần phải học được Đại Từ Bi. Khi đó vị đó chọn sống những kiếp vô cùng khổ cực, làm người cùng khổ, người tàn tật, người bị xã hội dẫm đạp dày xéo. Để những trãi nghiệm đó sau này họ nhớ lại và phát được tâm đại từ bi thương hết chúng sanh muôn loài vì bản thân họ đã trãi qua hết các cảnh khổ đó rồi, đã ở hoàn cảnh của chúng sanh đó rồi. Tuy nhiên chỉ có linh hồn cao hơn Nguyên thần – Chân Ngã của họ ở trên cao mới biết họ là một vị A La Hán còn một nửa linh hồn còn lại Phàm Ngã dưới đây đang phải chịu đau khổ cũng có than thở, đau buồn, đôi khi than trời trách đất tại sao mình lại khổ như vậy, các vị Phật hay Thượng đế có thấy thì cũng cười thôi chứ không giúp, các vị sẽ nói là ” đi học mà than quá vậy”. Còn một ngày nào đó, người đó vô tình đi làm ruộng về, ghé vào một ngôi miếu Thần hay của một vị Thánh nào đó họ nghỉ chân. Ngồi than thở, có thần linh ở đây thương cho con, nhà thì nghèo, mẹ già, con thơ thì đang bệnh, tiền thì không có. Xin giúp đỡ phù hộ cho con. Thì vị thần thánh trong miếu đó mà giúp cho lộc, dùng thần thông độ cho qua cảnh khổ. Vì vị thánh đó không thể thấy người nông dân này là một vị A La Hán đầu thai. Khi đó cái sự giúp đỡ đó là đang can thiệp vào bài học của người kia, giúp càng nhiều thì can thiệp càng sâu, kiếp đó không thể học được bài học khổ đó, kiếp sau sẽ phải học lại. Thì việc vị thần thánh kia giúp vì thương nhưng lại làm sai nhân quả, và can thiệp bài học của linh hồn một vị A La Hán đang muốn trải nghiệm để thành Bồ Tát.
Và nhìn rộng hơn thì có những loại kinh sách xám hối, diệt tội, tiêu tan nghiệp chướng … Thì nó là can thiệp nhân quả, nó không phải là pháp của một vị Phật. Như có ví dụ này mình hay nói cho bạn bè mình. Như nhà mình có người thân, ra đường bị người ta đánh nhập viện hay bị mất đi. Tụi hung thủ bị bắt. Luật pháp cho phép gửi thư lên người có cấp lãnh đạo cao của đất nước xin khoan hồng. Nếu vị lãnh đạo đó cho thì có công bằng cho gia đình mình không. Như khi những người gây ra tội, họ chuẩn bị phải trả nghiệp, họ nghe kinh Phật có cách diệt tội, xóa nghiệp, họ trì tụng nếu đức Phật mà cho, thì ngài có còn công bằng với những chúng sanh bị họ hại ở kiếp trước hay không. Nên chắc chắn những nội dung kinh sách giúp xóa nghiệp đó không phải lời Phật dạy.
Như ở nơi nào đó, có một linh hồn quỷ ở đó vài trăm năm rồi, nó hận một ai đó mà tu quỷ, nhưng nó không hại người. Rồi tới một ngày, có một anh kia tự nhiên muốn đi du lịch đến đó, hay đi công tác qua đó, bị tai nạn chết ngay chỗ con quỷ đó luôn. Người thường họ thấy sao mà xui xẻo. Nhưng trong tâm linh người thanh niên đó, chính là người mà kiếp trước giết người kia, chôn ở đó, khiến cho họ sinh hận mà thành quỷ không đi đầu thai. Còn kẻ sát nhân thì đi đầu thai thành anh thanh niên đó. Các vị quản lý nhân quả sẽ sắp xếp cho anh đó phải quay lại chỗ mình từng giết người kia trong kiếp trước cho họ gặp lại mà trả thù. Sau khi trả thù xong thì cả hai linh hồn đã học xong bài học của mình, không phải dính mắc mà ở mãi nơi đó thành quỷ nữa. Linh hồn nào buông bỏ được, sẽ bắt đầu bài học khác. Nên các pháp sư hay các vị thần nào, thấy quỷ là diệt, thì đôi khi đã can thiệp vào nhân quả vì ngay cả Thượng Đế và các vị Phật vẫn cho phép con quỷ đó trả thù, đó là sự công bằng của vũ trụ. Gieo nhân thì phải gặt quả.
Mình giải thích như vậy. Để các bạn hiểu về điều thứ nhất, nhân quả không thể thay đổi, ai gieo nhân thì phải gặt quả, không ai có thể nhận thay. Nó là các bài học mà mỗi chúng sanh phải trãi qua trong quá trình tiến hóa của mỗi linh hồn, các vị Phật sẽ không can thiệp vì nếu các vị can thiệp thì sẽ làm cản trở bài học đó của chúng sanh.
Điều 2: Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu học.
Điều này là tất nhiên rồi, trí tuệ của Phật muốn có được thì phải có sự giác ngộ của tâm, phải trãi qua muôn vàn bài học trong hàng trăm ngàn kiếp sống, phải có khả năng thấu hiểu và xử lý tất cả các vấn đề lớn nhỏ trong vũ trụ. Phải có khả năng tạo ra một thế giới, tạo ra nhân duyên cho chúng sanh học tập, nghĩ ra các bài học, các lời pháp cần thiết để hỗ trợ chúng sanh.
Những kiến thức đó là kiến thức được tích lũy hàng ngàn kiếp sống để thực chứng và thấu hiểu, không thể đọc một quyển kinh, một bài viết mà có thể hiểu thấu lậu tận bên trong các ý nghĩa của nó. Nên mỗi linh hồn muốn phát triển được trí tuệ để một ngày đạt được Đại Trí Tuệ như một vị Phật thì phải tự mình học tập, trãi nghiệm và ngộ ra qua nhiều kiếp mới có được.
Ví dụ như thần chú mà người ta nói là của ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát “Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi”. Ngài được miêu tả trong kinh là một vị Bồ Tát có trí tuệ bậc nhất trong 10 đại đệ tử của Phật. Ai đọc thần chú này ngài sẽ độ cho người đó có trí tuệ xuất chúng. Thì mình thấy bản chất năng lượng của thần chú này là năng lượng đen dù cho người ta nói nó là thần chú của Phật, vì nó đi sai lại quy luật học tập của vũ trụ. Chắc những bạn nào có tu tập cao, hoặc có căn cơ cao sẽ cảm thấy được, còn mình thấy người đời họ tu tập trì tụng nó hàng trăm năm nay mà không nhận ra. Chỉ thấy nó có năng lượng mạnh, có biểu hiện thần thông là trì tụng.
Sẵn nói về ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thì mình xin phép ngài kể cho các bạn hiểu hơn. Người ta gọi là Bồ tát theo kinh Đại thừa nhưng theo cái biết của mình thì ngài là vị Nhiên Đăng Cổ Phật lớn thứ tư trong vũ trụ, là một vị Phật cổ đại đã thành Phật từ hàng triệu năm trước. Ngài có rất nhiều kiếp xuống thế gian. Như thời Tam Quốc ở Trung Quốc ngài là Gia Cát Lượng Khổng Minh, ở Việt Nam ngài là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và là đức Huỳnh Phú Sổ giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam Bộ. Mỗi một vị Phật có các làm việc khác nhau, có màu sắc riêng, và có các cách độ sanh riêng. Như mỗi khi Đức Phật Văn Thù Sư Lợi xuống trần gian ngài hay để lại sấm truyền, tiên đoán Thiên Cơ trước hàng trăm năm. Như Gia Cát Lượng Khổng Minh ngài xưa là người thần cơ diệu toán đoán biết trước việc thế gian, trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì viết lại sấm trạng Trình, ngài Huỳnh Phú Sổ thì viết lại sấm đức Thầy,… Và rất nhiều kiếp khác của ngài cũng để lại sấm cơ. Tất cả đều tiên đoán trước sự việc diễn ra hàng trăm năm sau.
Đó là ví dụ về trí tuệ của một vị Phật, như khi các bạn hâm mộ một nhà khoa học như Albert Einstein chẳng hạn, các không học hành, nghiên cứu, mỗi ngày các bạn đọc tên của ông Einstein hàng trăm lần như niệm danh hiệu các vị Phật, các bạn có trí tuệ như ông Einstein được không. Nên ai muốn có trí tuệ cao thì phải tự mình tìm hiểu, học tập và ngộ ra các chân lý của Vũ trụ.
Điều 3: Diệu pháp không thể diễn tả được. Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
Điều này mình hay nhắc đến trong những bài chia sẻ của mình. Là tất cả kinh sách, tất cả lời chia sẻ về tâm linh hay đời sống, dù cho là của một vị thầy có chức sắc cao, hay cho dù có thấy Phật hiện ra giảng, thì nghe, ngẫm, hiểu và nhớ nhưng để đó, không nên tin vội. Đến khi nào thực chứng rồi, tức là đã trãi nghiệm qua, ngẫm lại nó, ngộ ra một bài học gì đó cho riêng mình. Nhớ lại có đọc trong quyển kinh nào rồi, hay nghe ai đó giảng về nó, hay nói về nó rồi. Thì khi đó bạn có thể tin về điều đó.
Vì tất cả kiến thức đó đều cần phải trãi nghiệm. Phật dạy về điều đó, ngài sẽ sắp xếp cho các bạn trãi nghiệm, không kiếp này thì kiếp khác. Như người mà nghe đó nói đến địa ngục, họ thấy sợ trong lòng và tin nó có thật, rồi đi tìm hiểu đọc về nó, thấy làm nên tội gì thì bị xuống địa ngục, rồi sau đó không bao giờ dám làm những việc đó. Không phải là do họ nghe lời người kia, hay bị kinh dụ đâu, mà vốn dĩ họ đã ở địa ngục rồi, nên nghe đến là linh hồn cảm thấy sợ. Và vì đã học bài học ở địa ngục rồi nên không cần học nữa, các vị thầy tâm linh trên vũ trụ sẽ sắp xếp cho có ai đó nói nhắc lại cho bạn nhớ mà không làm những việc để phải xuống địa ngục học lại các bài học đó nữa, tiếp tục đi học các bài khác, khi này tâm các bạn sau khi đã trãi qua các bài học địa ngục cũng sẽ không còn như tâm các bạn của nhiều kiếp trước nữa. Còn ai nghe nói tới địa ngục cười khẩy, không tin, và làm đủ mọi thứ gây nên tội. Là vì họ chưa từng ở đó và trãi qua những đau đớn ở địa ngục. Thì đó là sự sắp xếp cho họ chuẩn bị học các bài học ở địa ngục.
Vậy nên có giải nghĩa hay nói sâu về những thứ mà người ta chưa thực chứng qua, nó cũng không đọng lại điều gì cho họ, họ sẽ không tin, chỉ thực chứng rồi tự nhiên nghe đến họ sẽ tin và hiểu được bạn nói về điều gì.
Điều 4: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước, Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.
Ý của câu này có nghĩa là, vô duyên ở đây ý chỉ về các bài học của linh hồn, người đang ở các bài học thấp, như sẽ phải học bài học về ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục, họ quen làm ác, quen ăn chơi, làm gì miễn có tiền, có lợi là họ làm, thì nghe đến Phật pháp là các quan điểm cao, các bài học sau này mà bây giờ họ chưa cần học, cho dù bạn có nói có giải thích thì họ chỉ ậm ờ, hoặc cười khẩy thôi. Họ không thể ngộ ra bạn nói về điều gì. Như là bạn nói về kiến thức lớp 12 cho học sinh lớp 3 vậy. Chưa tới lúc họ học về những kiến thức đó.
Nên để có thể hiểu và học những kiến thức cao hơn trong tâm linh bản thân mỗi linh hồn phải trãi qua rất nhiều kiếp sống, rất nhiều bài học lớn nhỏ, và ngộ ra nhiều điều, giúp thay đổi được tâm thức, buông bỏ được dính mắc, bám chấp. Không thể nghe lý thuyết suông mà có thể ngộ ra được. Người chưa trãi qua hết các bài học cần thiết cho dù có được một vị Phật hiện ra giảng pháp cũng không thể ngộ mà thành Phật được. Các vị Phật vì hiểu điều đó nên mới tạo ra nhiều nhân duyên và phương chước cho chúng sanh học từ thấp lên cao, sinh ra nhiều đạo giáo phù hợp căn cơ từng chúng sanh. Như Đức Phật Văn Thù Sư Lợi mình nhắc ở trên, có một kiếp ngài là ông Khương Tử Nha lập ra thần đạo, cho các pháp sư ngày nay tu tập trừ ma diệt quỷ. Có kiếp ngài là ông Lão Tử lập ra Thánh đạo, ai tu tập theo Lão tử đạo đức Kinh sẽ trở thành Thánh nhân. Một vị cổ Phật xuống trần mà không lập đạo Phật, mà lập ra thần đạo, thánh đạo là để cho những chúng sanh có căn cơ phù hợp tu tập theo trong từng giai đoạn của mỗi linh hồn ở các kiếp sống khác nhau.
****************
Mình chia sẻ theo cái hiểu của mình để các bạn hiểu về những điều các vị Phật không thể làm. Không phải là các vị không làm được, mà các vị không làm và không muốn làm. Vì những điều đó nó phải vận hành theo quy luật của vũ trụ như nhân quả, nghiệp báo, và theo các bài học ở mỗi giai đoạn khác nhau của mỗi linh hồn chúng sanh. Tất cả các pháp đi ngược lại đều không phải là chánh pháp.
Nguồn : stth