Đây chính là 3 thói quen mà những người chuẩn bị bước sang tuổi trung niên cần sớm thay đổi. Nếu không, chúng nhất định sẽ mang đến tai ương hoặc phiền phức cho bản thân và cả người xung quanh.
Sống quá tham lam thì mọi chuyện đều mệt mỏi. Đòi hỏi quá nhiều thì cuộc sống trở nên khổ cực hơn. Tâm lý đó sẽ khiến cho nhiều chuyện trong cuộc sống không thuận lợi, con đường đi về phía trước ngày càng nhỏ hẹp.
Giữa vòng xoáy vật chất, mọi người dần quên mất rằng, hạnh phúc thực sự chưa bao giờ phụ thuộc vào việc bạn giàu có ra sao. Hạnh phúc luôn nằm ở sự bình yên và giàu có từ trong tâm hồn.
Do đó, cần phải học được cách buông bỏ dần những điều không quan trọng.
Đặc biệt, khi đến gần tuổi trung niên, chúng ta có 3 việc nhất định phải từ bỏ càng sớm càng tốt để cuộc sống yên ổn hơn.
1. Cố chấp theo đuổi danh lợi
Thời tuổi trẻ, có ai mà không phấn đấu vì danh lợi. Nhưng nếu đó là thứ mà thuộc về ta thì không ai có thể cướp nó đi được, còn nếu nó vốn không thuộc về ta thì có cố để giành lấy cũng không thể giữ được.
Công danh lợi lộc hay vinh hoa phú quý đều là vật ngoài thân, không thể mang theo đến cuối đời. Vì thế, chúng ta không cần phải vì tranh giành cao thấp thắng thua mà liều mình đi tranh quyền đoạt lợi. Thay vì dùng cả cuộc đời để theo đuổi những điều phù phiếm, chi bằng hãy trân trọng những gì ta đang có. Dù sao cuộc sống càng đơn giản mới càng vui vẻ hạnh phúc.
Đôi khi, ít ham muốn sẽ giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn. Học cách biết đủ, biết thỏa mãn với hiện tại sẽ đem tới phúc khí. Nếu có thể tự mình bình tâm, để tâm hồn được an yên thì danh lợi sẽ không còn quan trọng nữa. Con người có thể sống những ngày thiết thực mới là quan trọng nhất.
Cuộc đời vốn đầy rẫy những cạm bẫy mà tham lam lại là một cái bẫy chết người. Nếu con người không thể sống an yên, trong tâm lúc nào cũng có quá nhiều ham muốn, thì họ sẽ luôn bị dày vò để đi tìm cách đạt được những điều đó. Quá trình đó sẽ khiến chúng ta sống trong sự đau khổ không hồi kết, rất có thể phải đánh đổi cả tự do và mạng sống.
Bi kịch lớn nhất của đời người nằm ở chỗ dùng sinh mệnh ngắn ngủi để đuổi theo nhưng ham muốn vô hạn. Đợi đến khi chúng ta đã đánh mất rất nhiều thứ quý giá, sau đó mới nhận ra, bản thân vẫn không thể có được niềm vui thực sự. Đừng nên vì quá nhiều ham muốn, quá tham lam mà khiến bản thân bị lạc đường.
2. Tâm lý so sánh
Núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi còn có người giỏi hơn. Không phải tự nhiên mà người ta thường nói, “Mọi sự so sánh đều là khập khiễng”.
Có những người luôn dõi theo người khác, ngưỡng mộ những gì người khác đang có, rồi tự ti về bản thân. Điều đó khiến mọi người bỏ qua giá trị của chính mình, âm thầm nuôi dưỡng lòng đố kỵ với những thứ xung quanh. Tâm lý méo mó dần dần sẽ “tiêu cực hóa” mọi suy nghĩ và hành động của người đó, khiến cuộc sống của họ lúc nào cũng ngập trong sự bi quan.
Thực tế, mỗi người đều có cách sống và giá trị quan của riêng mình. Chúng ta cũng chẳng bao giờ có thể so sánh hết mọi thứ. Do đó, không nhất thiết phải đem bản thân ra so sánh hơn thua với kẻ khác, rồi lại đố kỵ với những gì người khác có, càng không nên quá cưỡng cầu với những gì bản thân thiếu sót. Giảm bớt so sánh, nỗ lực cố gắng nhiều hơn cuộc đời của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.
Trong cuộc sống, bạn chỉ cần là chính mình là được. Hạnh phúc của người khác chưa chắc đã phù hợp với chúng ta. Khi còn trẻ, ít người có thể nhận thức được điều này. Nhưng nếu con người đến gần tuổi trung niên, họ phải từ bỏ thói quen so sánh càng sớm càng tốt.
Cũng đừng nên động một chút là so sánh điều kiện vật chất, so sánh thành tích học tập của con cái với người khác, so sánh hôn nhân của mình với người ta. Từ bỏ tâm lý ganh đua sẽ giúp chúng ta có thể khiêm tốn làm người, làm những việc thiết thực khiến cho bản thân. Như vậy, tuổi trung niên mới trôi qua trong sự tốt đẹp. Mọi người có thể hưởng thụ cuộc sống từng ngày, như vậy mới là hạnh phúc thực sự.
3. Không nói những điều không nên nói
Càng tới gần tuổi trung niên, mọi người càng nên duy trì kỷ luật, bắt đầu từ việc quản lý mồm miệng. Đó không chỉ là quản lý những gì ăn vào, mà còn cả những điều nói ra. Vì chúng ta chỉ mất 2 năm học nói nhưng mất cả đời học cách im lặng, cho nên, hãy để giá trị của mỗi lời nói ra càng trở nên quý giá hơn.
Muốn như vậy, đầu tiên, đừng nói xấu người khác. Một bài học làm người cần ghi nhớ đó là học tôn trọng người khác. Biết rõ người khác nhưng không cần nói hết tật xấu của họ, không chê bai họ. Vì khi càng trưởng thành, càng nên học cách thận trọng trong lời nói và hành động để tránh rước phiền phức về cho bản thân. Thay vì khắt khe với người khác, chúng ta chỉ nên khắt khe với bản thân mình.
Đồng thời, đừng nói lời phàn nàn. Đây là việc làm hoàn toàn vô ích vì phàn nàn cả năm không bằng làm việc chăm chỉ trong một ngày. Thay vào đó, hãy chủ động tìm cách thay đổi tất cả những gì không hài lòng.
Nếu làm được những điều trên, con đường đến tuổi trung niên của mọi người sẽ thêm thuận lợi và thênh thang, ngày càng tích được nhiều phúc đức trong cuộc sống.