Nhìn cách cây tre trưởng thành, chúng ta có thể sẽ cảm nhận rằng: “Ồ, cũng chẳng khó khăn gì.” Thế nhưng có đến 90% số người trong chúng ta làm không được
Có một “định luật của cây tre” rất đơn giản mà vô cùng quan trọng, không biết bạn đã từng nghe qua?
Tre là loài cây được trồng và phát triển từ mầm măng, lúc mới đầu, quá trình sinh trưởng diễn ra không nhanh nhưng sau một thời gian, chúng có thể phát triển vượt trội đến mức mỗi ngày cao thêm 30 cm.
Chỉ trong vòng thời gian 6 tuần, độ cao đã bứt phá lên đến 15m.
Theo như kinh nghiệm thực tế của các bác nông dân thì trong khoảng thời gian này, nếu như đêm khuya thanh tĩnh, chúng ta đến vườn tre thì có thể nghe thấy âm thanh vươn mình trưởng thành của cây tre, cảm nhận được tốc độ trưởng thành của nó nhanh đến mức nào.
Tại sao tre lúc mới bắt đầu phát triển chậm chạp, sau đó mới bùng phát mạnh mẽ?
Đó là bởi cây tre đã đem toàn bộ sức lực dồn vào bộ rễ (nền móng) dưới lòng đất. Nhờ có bộ ăn rộng và sâu trong lòng đất nên khi đến một giai đoạn nhất định, tốc độ trưởng thành của nó nhanh hơn bất cứ loài cây nào.
“Định luật cây tre” nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thử hỏi, có bao người chưa vượt qua được giai đoạn cắm rễ (tạo dựng một nền móng vững chắc) đã mất hết cả nhiệt huyết, quyết tâm?
Hay tất cả đều vội vàng thể hiện thật nhanh, thành công chớp nhoáng, rồi mất sức trên chặng đường dài vì thiếu chuẩn bị, cuối cùng chỉ còn biết bỏ cuộc hoặc rút lui?
Người biết cúi đầu khiêm nhường ắt sẽ bay cao
Lão Tử từng nói: “Người thành công muộn nhưng gây tiếng vang lớn”, nghĩa là người càng tài giỏi thường thành công càng muộn.
Bởi vì tất cả mọi việc đều cần có sự chuẩn bị, đó là những lúc bạn hi sinh, nỗ lực, có trách nhiệm, chấp nhận luyện tập khổ cực, dù đó không được xem là gì trong mắt người khác nhưng đối với bạn, đó chính là sự trưởng thành.
Trưởng thành không phải là chuyện một sớm một chiều mà đó là sự tích lũy kinh nghiệm và vốn sống qua thời gian từ năm này qua năm khác.
Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, sau khi nước Ngụy tiêu diệt nước Thục, đã phái Dương Hỗ đến trấn giữ vùng Tương Dương, để đề phòng sự xâm lược của quân Đông Ngô.
Tuy tình thế lúc bây giờ rất căng go nhưng sau khi nhậm chức Dương Hỗ lại tiến hành một loạt các chính sách mềm dẻo như:
Ông đã cắt giảm quân canh giữ biên giới, để họ về làm nông, ban đầu chỉ có thể hỗ trợ lương thực cho quân đội chỉ trong vòng ba tháng nhưng đến cuối năm đã tích lũy lương thực dùng đủ trong mười năm.
Đối với kẻ thù, ông đã đồng ý để cho những binh lính của quân Ngô về nước.
Trong doanh trại, ông xem nhẹ việc ăn mặc, đi lại, bên cạnh cũng chỉ có đến 10 thị vệ.
Ngay cả khi quân Đông Ngô của Lục Kháng lấy danh nghĩa giả mạo, khích tướng vào bẫy nhưng ông vẫn luôn vững vàng như núi Thái Sơn, không bao giờ là người đi xâm chiếm trước.
Lúc đi săn, ông luôn dặn dò thuộc hạ không được xâm phạm đến biên giới nước Ngô, có lúc đi săn cùng thời điểm với Lục Kháng, nếu bắn nhầm vào con mồi của nước Ngô ông liền phái người đem trả lại.
Những hành động của Dương Hỗ không chỉ chiếm được tình cảm của người dân vùng Tương Dương mà còn khiến cho Lục Kháng phải e sợ và không dám xâm chiếm Tương Dương.
Những gì mà Dương Hỗ áp dụng chính là lấy trong “Đạo đức kinh”: “Thứ mềm nhất trong thiên hạ có thể xuyên qua thứ cứng nhất trong thiên hạ.”
Cũng giống như cây tre khi gặp phải cuồng phong bão táp, sẽ vận dụng sự mềm dẻo, nghiêng theo chiều của gió để tránh bị gió dập, sau khi trời quang mây tạnh, tre lại vươn mình đứng hiên ngang.
Những lúc ta yếu, địch mạnh, Dương Hỗ đã vận dụng biện pháp mềm mỏng, ôn hòa và kết hợp với lễ nghĩa để kéo dài thời gian, làm cho địch mê muội, nản lòng mới có thể lật ngược ván bài giành được thắng lợi.
Nếu như mỗi người chúng ta cũng giống như tre, biết tích lũy đợi thời cơ, lấy nhu khắc cương, chắc chắn sẽ phát huy được hết sức mạnh của bản thân trong mọi tình huống ở đời.